Trở về hồi ức với Bảo tàng Doraemon qua ống kính Galaxy Note9

Doraemon (nôm na quen thuộc ở Việt Nam gọi là Đô rê mon) là một trong những nhân vật truyện tranh, phim hoạt hình ghi sâu vào trong lòng, tiềm thức của người Việt với tạo hình dễ thương, câu chuyện ý nghĩa, cũng như hướng đến tương lai.

Và sau đây, mời bạn xem qua Bảo tàng Doraemon, nơi những nét vẽ, những câu chuyện về Chú mèo máy màu xanh đáng yêu, cùng đồng bọn qua lăng kính của Galaxy Note9.

Bảo tàng Fujiko F. Fujio nằm ở quận Tama, Kawasaki, cách trung tâm thủ đô Tokyo, Nhật Bản 40 phút đi tàu điện.

Bảo tàng nằm trong một thị trấn nhỏ, nơi Fujiko dành phần lớn thời gian ở đây để sống, làm việc và qua đời. Cảnh vật nơi đây quen thuộc với tuổi thơ nhiều người thuộc thế hệ 8X, 9X. Những con kênh xanh, sân bóng chày với ba ống nước “huyền thoại” và những ngôi nhà có thiết kế như trong truyện Doraemon. Với tính năng “enhance background landscape”, Galaxy Note9 với camera tích hợp AI đã chụp lại khung cảnh này khá tốt. Các chi tiết vùng mây, cây cối hiển thị sắc nét, sống động và có chiều sâu.

Bảo tàng Fujiko được thành lập ngày 3/9/2011, đúng ngày sinh nhật của chú mèo máy Doraemon. Nơi đây có khuôn viên rộng 3.700 m2 trưng bày các bản thảo gốc, mô hình nhân vật và những câu chuyện thú vị đằng sau quyển truyện gối đầu giường của bao thế hệ.

Một số khu vực trong bảo tàng Doraemon khá tối, do đó việc chụp hình ở đây sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, với camera có khả năng chụp ảnh thiếu sáng tốt, Galaxy Note9 dễ dàng ghi lại được hình ảnh của những hiện vật một cách chân thực nhất.

Họa sĩ Fujiko F. Fujio tên thật là Hiroshi Fujimoto, sinh ngày 1/12/1933 tại tỉnh Takaoka (Nhật Bản), mất năm 1996. Ông là một trong những họa sĩ tạo ra sự “vươn lên thần kỳ” của ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản.

Doraemon ra mắt lần đầu tiên vào tháng 12/1969. Nhân vật Doraemon được tác giả lấy ý tưởng từ hình ảnh con lật đật – món đồ chơi yêu thích của cô con gái nhỏ. Đây là sản phẩm chung của ông và Motoo Abiko. Tuy nhiên chỉ có Fujimoto Hiroshi theo đuổi đến tập cuối cùng.

Fujiko F. Fujio nổi tiếng vì là người “vẽ nên các giấc mơ của trẻ em”, sáng tạo ra những bảo bối “không tưởng” trong bộ truyện tranh đồ sộ gắn liền với tuổi thơ Doraemon. Những món bảo bối được ông viết trong truyện đang dần được công nghệ, kỹ thuật hiện thực hóa. Trong đó, smartphone có lẽ là tiến bộ khoa học kết hợp nhiều món bảo bối nhất.

Doraemon là những câu chuyện đời thường và những phép màu chứa đựng ước mơ của con người về một cuộc sống tốt đẹp.

Nhiều món bảo bối ông viết trong truyện đã trở thành hiện thực. Công nghệ Hologram là một trong số đó. Việc chụp lại các hình ảnh Hologram khá khó bởi nó có mức chênh sáng cao. Tuy nhiên, camera có dải HDR rộng kết hợp ống kính khẩu độ f/1.5 của Galaxy Note9 dễ dàng ghi lại hình ảnh các nhân vật chuyển động trong khung kính Hologram.

Để có được tầm nhìn tương lai về công nghệ, Fujiko đã đọc hàng trăm đầu sách về khoa học, kỹ thuật, thiên văn. “Tôi muốn truyền tải khoa học theo cách mà thiếu nhi có thể dễ dàng tiếp nhận nhất. Đó là lý do tôi sáng tác Doraemon”, Fujiko F. Fujio từng nói.

Bên cạnh khoa học, Fujimoto Hiroshi còn truyền tải thông điệp về tình nhân ái, hướng thiện, tình bạn qua truyện Doraemon.

Bảo tàng Fujiko F. Fujio trưng bày hơn 50.000 tác phẩm và hàng nghìn mô hình nhân vật trong truyện Doraemon.

Bảo tàng còn có khu vực ngoài trời, nơi tái hiện lại nhiều không gian sinh hoạt của các nhân vật trong truyện.

Mỗi góc nhỏ nơi đây được trang trí các bức tượng miêu tả lại một phần nội dung truyện Doraemon. Để ghi lại những hình ảnh này ngay lập tức, người dùng chỉ cần nhấn hai lần phím nguồn để khởi động nhanh camera trên Galaxy Note9.

Ngoài Doraemon, Fujiko F. Fujio còn nổi tiếng với nhiều truyện khác như Perman, Susume Robot… Cảnh Perman đang nằm trên trảng cỏ được camera AI Galaxy Note9 nhận diện và tối ưu màu cây cỏ khá dễ dàng.

Mô hình chú khủng long Pisuke của Nobita gợi nhớ câu chuyện về tình bạn cảm động. Không ít người từng bật khóc trước sự chia ly giữa Nobita và chú khủng long mà cậu nuôi nấng từ nhỏ.

Cánh cửa thời gian thần kỳ từng là ước mơ của nhiều thế hệ trẻ thơ.

Ba chiếc ống cống xếp chồng lên nhau là hình ảnh hằn sâu trong ký ức nhiều người. Đó là nơi các bạn nhỏ chơi đùa, nơi Nobita ngồi thơ thẩn mỗi khi buồn. Giờ đây, gia đình bạn có thể ghi lại bức ảnh kỷ niệm của chuyến tham quan Nhật Bản với smartphone Galaxy Note9. Ảnh chụp trong điều kiện thiếu sáng (lúc 18h) vẫn hiện đủ chi tiết nhờ camera khẩu độ lớn f/1.5 của máy.

Bảo tàng cũng phục vụ món bánh rán mà chú mèo máy Doraemon “chết mê chết mệt”. Có lẽ rất nhiều người từng có tuổi thơ ao ước ăn thử một chiếc bánh rán. Bánh được làm từ bột mì với nhân đậu đỏ ngọt bên trong. Tuy có tên gọi là bánh rán nhưng nó lại được nướng. Mùi vị của bánh rán khá tương đồng với món hotdog tam giác tại Việt Nam. Với camera kép khẩu độ có thể thay đổi, Galaxy Note9 cho khả năng xóa phông quang học chân thực. Độ sâu trường ảnh chuyển đều từ gần ra xa như trên máy ảnh.

Ngoài bánh rán, “bánh mỳ ghi nhớ”, “bánh chuyển ngữ” và nhiều vật phẩm lưu niệm khác cũng được bày bán tại cửa hàng bên trong khuôn viên bảo tàng. Bảo tàng mở cửa từ 10h đến 16h các ngày trong tuần. Đến bảo tàng Fujiko F.Fujio, cả bầu trời tuổi thơ sẽ ùa về với khách tham quan.

Nguồn: Zing.vn

Nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button